Sở hữu một ngôi nhà phố đẹp luôn là niềm ao ước của rất nhiều người và tất nhiên, điều này cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều tâm tư, thời gian và tiền của. Cũng chính vì điều này, việc tìm hiểu những thông tin và kinh nghiệm xây dựng nhà phố như chi phí, lựa chọn nhà thầu, thi công phần thô, hoàn thiện nội thất… trước khi xây dựng là rất cần thiết.
1. Tìm hiểu kỹ lưỡng về thủ tục pháp lý
Bao giờ cũng vậy, muốn sở hữu một ngôi nhà phố đẹp thì việc đầu tiên là bạn phải sở hữu một khu đất hợp pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Có thể nói, đây là điều kiện tiên quyết nên bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu về các thủ tục pháp lý, cũng như chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết.
Theo quy định hiện hành tại khoản 1, điều 95 của Luật xây dựng, để được cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Bản sao một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng.
+ Bản cam kết đảm bảo an toàn đối với các công trình liền kề nếu có công trình liền kề khu đất xây dựng.
Sau khi đã có được giấy phép xây dựng hợp pháp, đây có thể xem là một thành công trên con đường sở hữu ngôi nhà phố đẹp hằng ao ước.
2. Lên kế hoạch tài chính rõ ràng
Trước khi tiến hành xây dựng, bạn cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng để không bị bất ngờ trước những phát sinh có thể xảy ra. Tốt nhất, bạn nên tạo ra một danh mục các khoản chi càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều gia chủ, quá trình xây dựng nhà phố có thể phát sinh từ 10% - 30% so với chi phí ước tính ban đầu, do vậy đây sẽ là một khoản dự phòng là rất cần thiết.
3. Lên ý tưởng về kiến trúc, chức năng và nhu cầu sử dụng
Mỗi gia chủ sẽ có nhu cầu, sở thích cũng như phong cách sống riêng của mỗi người, vậy nên tuy không phải là yếu tố bắt buộc nhưng khi xây dựng nhà phố bạn cũng nên lên ý tưởng về kiến trúc phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một trong các phong cách như hiện đại, cổ điển, ấm áp hay cá tính.
Nếu không có khả năng, bạn có thể nhờ đến dịch vụ thiết kế nhà phố chuyên nghiệp. Đây là nơi hội tụ các kiến trúc sư hàng đầu và họ sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng hết sức tuyệt vời. Sau khi đã chọn được phong cách phù hợp, giờ là lúc bạn cần xác định chức năng của ngôi nhà thông qua các câu hỏi đơn giản như:
+ Ngôi nhà phố được xây dựng để ở hay có mục đích gì khác?
+ Bạn có sử dụng ngôi nhà vừa để ở vừa để kinh doanh hay không?
+ Ngôi nhà có được xây để cho thuê hay không?
Thêm vào đó, bạn cũng không được bỏ qua yếu tố nhu cầu sử dụng của ngôi nhà với một số tiêu chí như:
+ Vị trí, số lượng, diện tích của các căn phòng trong ngôi nhà.
+ Những không gian quan trọng cần có như phòng thờ, khu vực để xe, sân phơi…
+ Những phát sinh trong tương lai như gia đình có thêm thành viên…
4. Trao đổi ý tưởng với kiến trúc sư
Nếu quyết định sử dụng dịch vụ thiết kế nhà phố với các công ty chuyên nghiệp, bạn cần trao đổi ý tưởng với kiến trúc sư về những điều mà mình mong muốn, sau đó họ sẽ giúp bạn lên bản vẽ thiết kế một ngôi nhà với đầy đủ các yếu tố về thẩm mỹ, tiện ích cũng như công năng sử dụng.
Trong quá trình làm việc, bạn cần phải nói rõ với kiến trúc sư về nhu cầu, ý tưởng, phong cách, sở thích và những yếu tố khác như phong thủy. Thêm vào đó, bạn cũng nên tiếp thu ý kiến và tư vấn từ iến trúc sư để có được thiết kế ấn tượng nhất.
5. Lựa chọn vật liệu xây dựng
Là một trong những yếu tố quan trọng trong cấu tạo của một ngôi nhà phố đẹp, bạn không nên lựa chọn những vật liệu có giá thành quá rẻ, kém chất lượng bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình. Thông thường, bạn nên chia thành hai loại để dễ dàng lựa chọn bao gồm vật liệu xây dựng phần thô như gạch, đá, xi măng, cát… và vật liệu xây dựng hoàn thiện như thiết bị vệ sinh, sơn nước, gạch lát nền…
6. Lựa chọn nhà thầu và giám sát xây dựng uy tín, chuyên nghiệp
Một số kinh nghiệm giúp bạn chọn được nhà thầu và giám sát xây dựng uy tín, chuyên nghiệp có thể kể đến như:
+ Có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Có năng lực đáp ứng về thời gian, tiến độ xây dựng.
+ Giá thành thi công rõ ràng.
+ Luôn đảm bảo các yếu tố về an toàn lao động.
7. Hoàn công xây dựng
Đây là bước cuối cùng để hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết nhằm ghi nhận bạn là chủ sở hữu của ngôi nhà phố. Để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị theo các bước sau:
+ Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Nhà nước gồm đơn xin hoàn công, bản vẽ hiện trạng hoàn công nhà, hợp đồng xây dựng, biên bản nghiệm thu công trình, giấy phép xây dựng…
+ Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân quận.
+ Nhận kết quả.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng nhà phố mới nhất hiện nay. Nếu bạn cũng đang có ý định xây dựng cho mình một ngôi nhà phố đẹp ấn tượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ một cách tận tình và chuyên nghiệp nhé!
Lê Trinh