Đặc điểm của nhà phố thường có mặt tiền hẹp, chiều dài khiêm tốn nhưng có ưu điểm là nhà mặt tiền, thuận tiện cho việc kinh doanh, được xây dựng sát nhau có 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với mặt giao thông. Hiện xây dựng nhà phố cũng có nhiều loại hình xây dựng khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vậy hiện nay xây dựng nhà phố có những kiểu nào? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Các loại hình xây dựng nhà phố
+ Nhà phố liền kề
Đây là kiểu nhà phố mà chúng ta thường thấy nhất, nhà phố được thiết kế giống nhau và được xây liền kề với nhau. Có thể nói, nhà phố liền kề giống như một kiến trúc tổng thể theo khuôn mẫu. Với kiểu nhà phố liền kề thường được kết hợp cùng với tổ hợp trung tâm thương mại, khu mua sắm đem đến sự tiện lợi, hiện đại, sang trọng và tính thẩm mỹ cao.
+ Nhà phố thương mại
Nhà phố thương mại được xây dựng 2 tầng trở nên và thường được xây ở vị trí trục đường chính để thuận tiện cho việc kinh doanh. Kiểu nhà phố thương mại thường xuất hiện trong các khu dân cư đông đúc, nơi đó thường tập hợp nhiều cửa hàng, buôn bán sầm uất vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời cũng giúp cho đời sống dân sinh ở đó được nâng cao hơn.
+ Xây dựng nhà phố xanh
Đây là loại hình nhà phố có nhiều cây xanh tạo cảm giác thân thiện với môi trường. Ưu điểm của kiểu nhà phố xanh là rất thích hợp cho những người già, người lớn tuổi và trẻ nhỏ vì nó đem lại một bầu không khí trong lành, dễ chịu hơn.
+ Xây dựng nhà phố sân vườn
Nhà phố vẫn có thể xây dựng theo kiểu nhà phố sân vườn giúp mang lại cuộc sống chan hòa, thoải mái và gần gũi với thiên nhiên hơn. Đối với nhà phố sân vườn có thể thiết kế sân vườn ở tầng thượng hoặc tầng trệt tùy theo diện tích và phong cách riêng của gia chủ.
2. Quy trình thi công xây dựng nhà phố
Thông thường, thi công xây dựng nhà phố sẽ được thực hiện theo 3 bước sau:
2.1. Chuẩn bị công trình thi công
Công đoạn chuẩn bị công trình thi công sẽ bao gồm tháo dỡ công trình cũ, nếu là công trình đất trống thì cần chuẩn bị mặt bằng để chuẩn bị cho các bước thi công tiếp theo.
Tiếp theo, chuẩn bị vật tư thi công tùy vào điều kiện thời tiết và không gian mà quyết định số lượng vật tư tập kết như thế nào cho phù hợp.
Chuẩn bị lán trại cho công nhân xây dựng, lắp đặt biển báo, hàng rào chắc, nguồn điện nước để phục vụ vào quá trình xây dựng. Vệ sinh mặt bằng thi công, định vị tim móng để chuẩn bị thi công các bước tiếp theo.
2.2. Thi công xây dựng phần thô
+ Thi công phần móng
Bao gồm các công việc như đào hầm, móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước, đào phần đất dư thừa đến nơi tập kết. Gia công thép móng đà kiềng, đóng cốt pha và đổ bê tông.
+ Chuẩn bị phần khung công trình
Bao gồm lắp dựng cốt thép, đổ bê tông đáy, hố ga, bể nước, lắp dựng dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng, mái. Đổ bê tông cầu thang, xây cầu thang bằng gạch ốp, gạch thẻ; Xây toàn bộ bao tường, tường ngăn chia phòng.
+ Công đoạn tô trát, chống thấm
Tiến hành tô trát, chống thấm cho tường; Tiến hành xây thô hoàn thiện mặt tiền, các tầng, sân thượng, sàn mái, sàn ban công, nhà vệ sinh.
+ Lắp hệ thống điện nước
Nếu lắp điện âm sẽ thực hiện ở công đoạn này, lắp đường ống nước, đường cáp mạng, truyền hình cáp…
+ Thi công lợp mái
Tùy vào từng gia chủ mà chọn phương thức lợp mái khác nhau như: lợp tôn, lợp ngói,...
2.3. Thi công hoàn thiện công trình
+ Lát gạch: Tiến hành lát gạch sàn, gạch trang trí, gạch nhà vệ sinh. Gia chủ nên cân nhắc chọn gạch phù hợp với từng mục đích sử dụng để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao.
+ Sơn nước: Thực hiện sơn nước cho nội và ngoại thất của công trình, công đoạn này yêu cầu phải thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo đều màu và tính thẩm mỹ cho công trình.
+ Lắp đặt bồn nước, thiết bị vệ sinh…
+ Vệ sinh công trình cơ bản trước khi bàn giao cho gia chủ.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ một số kiểu xây dựng nhà phố và quy trình xây dựng nhà phố cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn cập nhật thêm những thông tin hữu ích để có thể xây dựng nhà phố hoàn thiện, chất lượng, đúng nhu cầu và mục đích sử dụng của mình nhé.
T.H