Phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà là điều không tránh khỏi, thông thường khoảng chi phí phát sinh khoảng 20-30% giá trị dự toán ban đầu. Đặc biệt, đối với những gia chủ không tính toán chi phí kỹ lưỡng thì mức phát sinh có thể cao hơn. Học cách tính toán tránh phát sinh chi phí xây dựng nhà phố dưới đây và thử áp dụng vào kế hoạch xây nhà sắp tới của mình nhé!
1. Lên kế hoạch xây nhà cụ thể
Lên kế hoạch xây nhà là bước đầu tiên mà bạn cần làm, nhưng để tránh phát sinh thêm chi phí thì còn đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch xây nhà cụ thể cho từng hạng mục chi tiết. Cụ thể, bạn cần phải xác định xây nhà theo phong cách gì, diện tích xây nhà bao nhiêu m2, xây nhà bao nhiêu tầng, xây bao nhiêu phòng ngủ, sử dụng vật liệu xây dựng loại nào….sau đó trao đổi chi tiết với nhà thầu để được tư vấn và tính toán ngân sách có mức chênh lệch thấp nhất.
Đồng thời, chủ nhà cũng cần phải xác định là sẽ tự mua vật tư xây dựng, nội thất trang trí hay chọn phương thức xây dựng trọn gói là sẽ bao gồm cả xây thô và trang trí hoàn thiện. Bạn có thể tham khảo giá của hai hình thức để chọn phương án xây dựng nhà phố như thế nào cho phù hợp.
2. Chọn nhà thầu xây dựng và phương án xây nhà chi tiết
Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè để có thể lựa chọn đúng nhà thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp, giá cả hợp lý nhất. Nếu gia chủ tự thuê đơn vị thi công cho từng hạng mục cần phải tìm hiểu thị trường, lên mức giá, tự dự toán kinh phí để xây dựng. Ngược lại, nếu chọn hình thức xây nhà trọn gói bạn cần trao đổi với nhà thầu về từng hạng mục thi công, có thể đưa ra ý kiến, mong muốn của mình để họ có sự cân nhắc thay đổi và báo giá chính xác. Lưu ý, dù chọn hình thức xây dựng nào thì việc lên ý tưởng, báo giá chi tiết nhất để hạn chế phát sinh thêm những chi phí trong quá trình thi công. Thông thường, những nhà thầu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm họ sẽ giúp có sự tư vấn tỉ mỉ và chi tiết cho bạn. Đây cũng là cách giúp bạn có thể tìm hiểu đánh giá và lựa chọn đơn vị thầu uy tín để xây dựng nhà phố cho mình nhé.
3. Chọn vật tư dùng cho công trình và báo giá
Vật tư xây dựng nhà phố hoàn thành công trình sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau. Đối với xây nhà trọn gói, mỗi gói vật tư chia thành các thành phần khác nhau, cụ thể từng loại với giá riêng, gia chủ từ đó dễ chọn lựa chọn. Từ gói trung bình cơ bản đến khá, tốt tùy theo kinh phí mà gia chủ lựa chọn. Nếu gia chủ tự mua vật tư thì chú ý giá vật tư xây dựng có thể thay đổi theo thời giá, nên khi tính toán bạn cần phải tính toán mức chênh lệch để có thể chủ động hơn ở các khâu tiếp theo.
Ở bước này gia chủ cần lưu ý vật tư chất lượng rõ ràng, đủ thành phần, báo giá chi tiết nhằm chuẩn bị đủ kinh phí, tránh trong quá trình xây dựng bị gián đoạn, không chủ động sẽ còn phát sinh thêm nhiều chi phí hơn.
4. Nội thất và báo giá chi tiết
Sau khi hoàn thiện nhà thô cơ bản thì nội thất là điều quan trọng tiếp theo. Theo kinh nghiệm, gia chủ thuê thiết kế nội thất chuyên nghiệp hoặc đơn vị xây nhà có kiến trúc sư giỏi sẽ thiết kế bản vẽ để bạn lựa chọn. Ưu điểm của việc thiết kế nội thất trọn gói là thông qua những yêu cầu của bạn họ sẽ báo giá chi tiết, bạn có thể yên tâm không lo phát sinh chi phí. Thông thường, giá thành nội thất dao động theo chất liệu, thiết kế, màu sắc…vì thế, gia chủ cần trao đổi kỹ lưỡng với đơn vị thi công để họ dễ dàng đưa ra mức giá chính xác nhất.
5. Chuẩn bị dự trù đầy đủ các khoản phí
Như chúng tôi đã nói, phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà là điều không tránh khỏi. Vì thế, gia chủ cần phải có những khoản dự trù rõ ràng cho từng hạng mục, lên kế hoạch chi tiết cho từng khâu xây dựng để đảm bảo mình luôn chủ động trong quá trình xây nhà của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm xây dựng nhà phố tránh phát sinh chi phí cho bạn tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để bạn có thể kiểm soát được ngân sách một cách tốt nhất cũng như có được ngôi nhà hoàn chỉnh đúng như ý muốn của mình nhé.
T.H