Bảng giá thi công nhà

Nắm rõ bảng giá thi công nhà trước khi bắt tay vào thực hiện giúp chủ đầu tư có sự chuẩn bị đầy đủ, tránh tình trạng ngừng giữa chừng vì thiếu ngân sách. Bởi vậy, nếu có ý định xây nhà mà chưa biết giá cả thi công nhà hiện nay ra sao thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây.

1. Bảng giá thi công nhà

ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ

ĐƠN GIÁ

VẬT TƯ HOÀN THIỆN LOẠI PHỔ THÔNG

4.700.000 đ/m2

VẬT TƯ HOÀN THIỆN LOẠI THÔNG DỤNG

5.300.000 đ/m2

VẬT TƯ HOÀN THIỆN LOẠI KHÁ

5.500.000 đ/m2

VẬT TƯ HOÀN THIỆN LOẠI TỐT

5.900.000 đ/m2

VẬT TƯ HOÀN THIỆN LOẠI CAO CẤP

6.850.000 đ/m2

2. Quy trình thi công nhà như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị

Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo đó nhà thầu cần phải định vị công trình để giải phóng mặt bằng thi công hiệu quả. Chuẩn bị nơi thích hợp để tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công.

Bước 2: Xử lý nền móng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư thì nhà thầu sẽ cử nhân sự tiến hành ép cọc thử. Khi ép thử thuận lợi thì mới tiến hành ép đại trà và nghiệm thu cẩn thận.

Bước 3: Thi công móng bê tông cốt thép

Để thực hiện bước này người công nhân phải đào đất hố móng rồi đổ bê tông lớt vào. Nhiệm vụ tiếp theo sau khi đổ bê tông móng là xây dựng tường móng. Khi đã hoàn thành công đoạn này thì nhà thầu sẽ tiếp tục đổ bê tông giằng và thi công các hạng mục dưới cốt, nghiệm thi phần móng đầy đủ trước khi chuyển sang cộng đoạn tiếp theo.

Bước 4: Thi công phần thân

Các công việc cần phải làm ở bước này đó là thi công hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn nhà, tường, mái nhà,… Bạn cần phải xác định mốc thuẩn thi công rồi sau đó mới lắp cốt thép, cốt pha, đổ bê tông cho công trình. Cần lưu ý ở bước thi công phần thân của ngôi nhà phải được thực hiện theo thứ tự từ tầng 1 cho đến mái.

Bước 5: Thi công phần mái

Mái nhà yêu cầu phải cách nhiệt, có độ dốc, bền và tính thẩm mỹ cao. Đầu tiên người thợ sẽ đổ bê tông chống thấm nước cho mái. Nếu yêu cầu cao hơn hay có ngân sách bạn cũng có thể lớp thêm một lớp gạch rồi mới hoàn thiện mái nhà, nghiệm thu đầy đủ.

Bước 6: Thi công phần hoàn thiện

Dựa theo nguyên tắc thi công từ bên trong ra bên ngoài, từ bên trên xuống bên dưới để thực hiện. Chẳng hạn người thợ sẽ tiến hành trát trần, tường, lát, láng nền, sàn, ốp tường rồi sau đó mới làm trần, ốp tường, đắp nổi các chi tiết trong công trình. Ngoài ra cũng thêm phần lắp đặt kỹ thuật, tô sơn phủ lên bề mặt của tường nhà rồi mới nghiệm thu quá trình thi công hoàn thiện.

3. Điều cần lưu ý khi thi công nhà

- Thứ nhất,chủ đầu tư và nhà thầu cần phải khảo sát kỹ tình trạng của công trình cũng như khu vực liền kề. Dựa vào kết quả khảo sát mà đưa ra phương án thiết kế sao cho hiệu quả nhất. Khi bản thiết kế càng chi tiết, tỉ mỉ ra sao thì quá trình thi công về sau càng hiệu quả bấy nhiêu, đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

- Thứ hai, với công trình xây dựng liền kề với công trình bên cạnh đã quá cũ thì cần trao đổi với chủ nhà bên cạnh để đưa ra phương án thỏa thuận, giải pháp xây dựng tối ưu nhất. Tránh tình trạng khi bắt tay vào thực hiện gây xích mích, tranh cãi trong quá trình thi công.

- Thứ ba, cần giám sát chặt chẽ quá trình thi công, nếu xảy ra sự cố phải giải quyết gấp để tránh ảnh hưởng về sau. Ngoài ra việc sử dụng phương pháp ép cọc nhồi bê tông để làm móng xây dựng cho công trình cũng cần phải để lại ống vách cho các cọc kế bên, tránh tình trạng sụt lún các công trình liền kề.

- Thứ tư, trường hợp công trình có trọng tải lớn thì nhà thầu nên áp dụng biện pháp chống thành vách ngăn bằng phương pháp cừ thép, qua đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trong suốt quá trình thi công nhà, đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

Trên đây là bảng giá thi công nhà và toàn bộ quy trình, lưu ý khi xây dựng công trình này. Với những người chưa có kinh nghiệm đối diện với các công việc này hẳn sẽ gặp nhiều rắc tối. Tuy nhiên chỉ cần liên hệ với tkxdgroup.com đảm bảo bạn sẽ nhận được dịch vụ uy tín và xây dựng công trình đúng như ý muốn.

Thùy Duyên