Hướng dẫn tự sơn sửa nhà hiệu quả

Thay vì nhờ đến dịch vụ thì nhiều người lại muốn tự mình tân trang, sơn sửa nhà. Dĩ nhiên điều này không hề đơn giản bởi nó phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Để tránh mắc sai lầm tốt nhất bạn nên học hỏi kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

1. Đối với tường nhà cũ

Bước 1: Làm sạch bề mặt tường

Nhiệm vụ đầu tiên trong quy trình sơn sửa nhà lúc này đó là vệ sinh bề mặt tường. Bạn có thể dùng giẻ, khăn để lau sạch bề mặt tường, đồng thời cũng nên dùng chổi để quét sạch màng nhện, bụi bẩn bám trên tường xuống.

Bước 2: Cạo lớp sơn cũ trên tường

- Nếu là vết sơn trên tường liên quan đến vữa thì bạn cần phải cạo, trát lại. Còn nếu lớp sơn cũ đã không còn có độ bám dính thì cần phải loại bỏ chúng hoàn toàn trước khi bắt tay vào thực hiện các bước tiếp theo.

- Xử lý màu sơn cũ bằng cách không được sơn đè trực tiếp mà hãy sơn một lớp màu trắng trước. Trường hợp màu sơn cũ và mới gần giống nhau thì bạn mới có thể áp dụng cách sơn trực tiếp lên bề mặt.

Để thực hiện bước này bạn cần phải nhờ đến các dụng cụ cạo lớp sơn tường cũ, đó có thể là vật sắc dẹp, bàn chải sắt hay cây sủi đều được. Cần lưu ý trong quá trình cạo khi lớp sơn bong ray thì hãy lấy bay, máy cạo hay chổi để gạt chúng đi, đảm bảo bề mặt tường được sạch bong thì mới đạt yêu cầu.

Bước 3: Vệ sinh tường

Sau khi cạo xong lớp sơn tường nhà cũ bạn hãy sử dụng giẻ, khăn để lau tường lại một lần nữa. Khi thực hiện công đoạn này bạn cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy rõ các vết lõm ở trên tường và khắc phục chúng hiệu quả hơn.

Bước 4: Sơn lót

Công dụng của bước sơn lót là giúp chống kiếm muối hóa, đảm bảo lớp phủ đều và bền đẹp. Tùy thuộc vào mỗi loại sơn lót bạn lựa chọn ra sao mà có cách pha với nước như thế nào, điều quan trọng là không được quá 15% theo thể tích, trộn đều trong vòng 3 phút rồi hãy sử dụng. Với lớp sơn lót sẽ đảm bảo được độ chắc chắn, gia tăng tuổi thọ của lớp sơn trên tường, bởi vậy mà khi sơn sửa nhà bạn không được bỏ qua công đoạn này.

Bước 5: Sơn tường

Sau công đoạn sơn lót thì tiếp đến bạn sẽ thực hiện công đoạn sơn màu sơn mới cho tường. Trong quá trình lăn sơn bạn cần phải thả lỏng tay và lăn đều để màu sơn lên đẹp và đều màu.

2. Đối với tường quét vôi ve

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Việc làm sạch bề mặt sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát hơn trong khi cạo vôi. Thực hiện bước này cũng đảm bảo bạn xác định được cac vết lõm, vết ố, bong tróc của tường mà mau chóng xử lý chúng.

Bước 2: Cạo và mài nhẵn

Mục đích của việc cạo lớp vôi ve cũ là tạo độ nhám cho tường, giúp lớp sơn mới này bám dính tốt và lên màu chính xác. Lưu ý trong quá trình cạo có thể dùng bay hay đá mài để mài đi lớp vẽ ở trên tường.

Bước 3: Làm nhẵn vết lõm

Sử dụng bột trét giúp tường cũ trở nên mịn nhẵn hơn, đồng thời cũng đảm bảo lớp sơn sau khi hoàn thiện lên đồng màu. Vậy nên bạn không thể bỏ qua công đoạn sử dụng lớp bột trét, đợi khi lớp này khô thì dùng giấy nhám chà để bề mặt được bằng phẳng. Tiếp đến hãy đánh bóng với lực tay vừa phải để tường được bằng phẳng hoàn toàn.

Bước 4: Sơn lót

Công dụng của lớp sơn này là chống thấm, ngăn kiềm, tạo độ bám dính và giúp cho màu sơn lên dẹp hơn. Vậy nên khi tiến hành sơn tường thì bạn không nên bỏ qua công đoạn này. Thông thường tường nhà sẽ cần 1 lớp sơn lót, song với nhà mới không có lớp bã thì nên sơn 2 lớp lót để đảm bảo độ phẳng mịn và màu sắc đồng đều.

Bước 5: Sơn phủ tường

Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình sơn sửa nhà. Với lớp sơn này bạn nên thực hiện 2 lớp, bởi nếu chỉ có 1 lớp sẽ không đảm bảo sự đồng đều, không thể che được lớp sơn lót và thiếu tính thẩm mỹ.

Hi vọng qua đây bạn có thể nắm rõ quy trình sơn sửa nhà như thế nào hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá gói dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

Thùy Duyên