Khám phá quy trình 10 bước xây dựng nhà phố

Xây dựng nhà phố là một quá trình đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước khác nhau, có thể kể đến như chọn mua đất nền, lập hồ sơ thiết kế, thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết… Nếu bạn còn đang thắc mắc các bước chính yếu để sở hữu một căn nhà phố, bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Chọn mua đất nền

Bao giờ cũng vậy, một mảnh đất nền tốt sẽ giúp bạn sở hữu căn nhà phố thực sự ưng ý, thế nên bạn hãy lưu tâm đến các vấn đề sau khi chọn mua:

  • Phải đảm bảo về tính pháp lý.
  • Có vị trí cũng như môi trường thuận lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ.
  • Có yếu tố phong thủy tốt.

2. Lập hồ sơ thiết kế xây dựng

Sau khi đã chọn được lô đất ưng ý, bước tiếp theo trong toàn bộ quy trình xây dựng nhà phố chính là lập hồ sơ thiết kế xây dựng, một trong những yếu tố hỗ trợ cho việc xin giấy phép xây dựng nhà về sau.

Ở giai đoạn này, gia chủ nên chọn đơn vị tư vấn thiết kế giàu uy tín, có năng lực cao để thực hiện hồ sơ, điều này sẽ giúp bạn có được một bản thiết kế đạt yêu cầu về nhiều yếu tố như tính thẩm mỹ, kết cấu, chất lượng công trình cũng như khả năng tài chính của khách hàng.

3. Thủ tục pháp lý

Trước khi tiến hành bước tiếp theo, gia chủ cần tìm hiểu về tính pháp lý của mảnh đất mà mình đang sở hữu xem có thuộc diện cấm xây dựng, hoặc nằm trong dự án quy hoạch hay không. Nếu không có bất kỳ vấn đề nào, bạn đã có thể tìm một đơn vị thiết kế cũng như thi công cho công trình nhà phố của mình.

4. Chọn nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công sẽ là đơn vị trực tiếp xây dựng nên ngôi nhà phố của mình, vậy nên bạn cần chọn một nhà thầu có năng lực tốt, đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực, có đủ uy tín cũng như trang thiết bị để thực hiện hợp đồng.

5. Chuẩn bị cho quá trình thi công công trình

Trước khi công trình nhà phố chính thức được xây dựng, bạn sẽ cần phải chuẩn bị:

- Thủ tục khởi công: gia chủ nên gửi đến chính quyền địa phương văn bản thông báo bắt đầu xây dựng công trình, cũng như thông báo cho các hộ dân liền kề về quá trình xây dựng dự kiến.

- Nguồn lực thi công: bao gồm tài liệu kỹ thuật, lực lượng nhân công, nguồn cung ứng vật tư, sau đó tập kết vật liệu, dựng lán trại, hàng rào che chắn cho công trình…

- Mặt bằng thi công: phát quang, làm sạch nền đất…

6. Thi công phần móng và các công trình ngầm

Đây là một trong những công đoạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi phần móng sẽ quyết định trực tiếp cũng như lâu dài đến tuổi thọ của toàn bộ công trình. Thông thường, nhà phố sẽ sử dụng móng đơn (móng cọc) hay móng bè (đối với các công trình có tầng hầm).

7. Thi công phần thô thân mái

Phần khung của nhà phố sẽ là nơi chịu lực chính của toàn bộ công trình, do vậy quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc bao gồm đan théo, ghép cốp pha như đúng bản vẽ kết cấu cũng như quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, chỉ khi bê tông đủ tuổi thì nhà thầu mới được tiến hành rút cốp pha.

8. Thi công hoàn thiện

Đây là giai đoạn sẽ mang lại cho bạn cái nhìn toàn diện về ngôi nhà, với các công việc chính cần thực hiện bao gồm trát tường, ốp lát, láng sàn, lắp ráp trần, sơn bả tường, đi hệ thống điện nước, truyền hình cáp…

9. Thi công nội thất

Sau khi kết thúc quá trình thi công hoàn thiện, nhà thầu sẽ tiến hành thi công nội thất thông qua việc lắp đặt các trang thiết bị, hoàn thiện các cấu trúc trang trí cần thiết…

10. Bảo hành kỹ thuật

Tùy từng loại công trình nhà phố mà sẽ có thời gian bảo hành kỹ thuật khác nhau, giai đoạn này sẽ mang đến sự an tâm cho gia chủ trong quá trình sử dụng.

Trên đây là quy trình 10 bước xây dựng nhà phố thông thường mà hầu hết các gia chủ đều sẽ trải qua, hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!

Lê Trinh