Hiện nay để xây dựng nhà phố 2 tầng, 3 tầng có những loại móng nào và quy trình lựa chọn loại móng ra sao cho phù là điều mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bởi vậy với kinh nghiệm đúc kết được sau nhiều năm hoạt động trong nghề chúng tôi xin tổng hợp và gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu xem sao bạn nhé.
1. Các loại kết cấu móng xây dựng nhà phố 2 tầng, 3 tầng phổ biến
+ Móng đơn
Đây là loại móng đỡ một cốt hay một chùm cột đứng sát nhau nhằm mục đích chịu lực và được dùng để gia cố hay xây dựng trong các công trình có tải trọng nhẹ hay tương đối nhẹ. Ngoài ra nó cũng có thể phù hợp sử dụng với các công trình có tải trọng vừa để tiết kiệm chi phí.
+ Móng băng
Đây là loại móng có kết cấu một dải dài, có thể là độc lập hay giao nhau theo hình chữ thập nhằm mục đích đỡ tòa bộ kết cấu của công trình. Tùy theo địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của đất ra sao mà nhà thầu sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng loại móng băng nào cho phù hợp.
+ Móng cọc
Loại móng này có hình trụ dài và được thi công dựa trên cọc đúc từ bê tông cốt thép đã được ép xuống lòng đất. Có nhiều loại cọc cũng như tiết diện khác nhau, trong đó hai phương án thi công phổ biến được áp dụng đó là ép cọc tải và ép cọc neo.
+ Móng bè
Móng bè còn có tên gọi khác là móng toàn diện, đây là loại móng nông và được nhà thiết kế sử dụng chủ yếu ở khu vực có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không nước. Ngoài ra với những yêu cầu kết cấu công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi,… thì cũng áp dụng loại móng này.
2. Kinh nghiệm chọn móng khi xây dựng nhà phố 2 tầng, 3 tầng
2.1. Khảo sát địa chất
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng có ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng cho ngôi nhà 2, 3 tầng. Mọi công đoạn thi công đòi hỏi phải được tính toán tải trọng đầy đủ dựa vào nền địa chất thực tế.
+ Móng đơn: Với khả năng chịu tải thấp nhất trong các loại móng, nó chỉ thích hợp làm sân, cổng không chịu tải quá nhiều. Nếu nền đất cứng và không bị sụt lún thì bạn có thể áp dụng nó để làm phần sân nhà.
+ Móng băng: Khả năng chịu tải của loại móng này đạt 30 tấn, phù hợp với nền đất cứng, không có điều kiện ép cọc như đường rộng trên 3m. Nếu bạn muốn xây dựng nhà phố 2, 3 tầng mà chiều cao không quá 150m2 thì có thể lựa chọn loại móng này.
+ Móng cọc: Có độ sâu khá lớn nên khả năng chịu tải của nó rất tốt, thậm chí lên đến 30 tấn. Phù hợp cho các khu vực đất yếu, gần sông, ao, hồ, kênh,… Điều kiện thi công móng cọc cho phép đường rộng rên 3m, bề ngang đất trên 3m.
+ Móng bè: Nó thuộc loại móng nông như móng băng nhưng được liên kết với nhau cũng như chịu tải tốt hơn so với móng băng. Lựa chọn này thích hợp với nhà phố có diện tích lớn trên 120m2.
2.2. Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp theo chi phí xây dựng
Sau khi khảo sát địa chất công trình thì phương án thiết kế móng sẽ được tính toán. Tùy theo mỗi loại móng khác nhau mà chi phí dự tính cũng sẽ có sự khác nhau.
+ Móng đơn: Tính bằng 20% diện tích xây dựng nhà phố.
+ Móng băng: Tính bằng 50% diện tích xây dựng nhà phố.
+ Móng cọc: Tính bằng 40% diện tích xây dựng như chi phí ép cọc tính riêng.
+ Móng bè: Là loai móng tốn chi phí cao nhất và được tính bằng 100% diện tích xây dựng nhà phố.
2.3. Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
Sau khi khảo sát địa chất và lựa chọn phương án thiết kế thì giai đoạn thi công cũng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Ngoài ra, phần thiết kế cũng phải đảm bảo tải trọng cho kết cấu của tổng thể công trình.
2.4. Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
Nguyên liệu vật tư thi công móng bao gồm sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát,… Để công trình nhà phố đảm bảo chất lượng thì bạn phải chọn các nguyên vật liệu này từ khá trở nên, đảm bảo chịu tải trọng tốt. Mặc dù phần móng không nhìn thấy được nhưng nó lại là gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà.
2.5. Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp của nhà thầu, số năm kinh nghiệm trong nghề và sự tận tâm của họ có ảnh hưởng đến chất lượng công trình không hề nhỏ. Bởi vậy khi xây dựng nhà phố 2 tầng, 3 tầng bạn cũng phải chọn đơn vị thầu kỹ lưỡng, thay vì quá chú trọng đến giá cả thì bạn nên quan tâm đến những điều mà họ mang lại cho mình nhiều hơn.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn có thể nắm rõ kinh nghiệm chọn móng để xây dựng nhà phố 2 tầng, 3 tầng hiệu quả. Đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ bổ ích khác.
Lê Trinh