Kinh nghiệm thiết kế cầu thang khi xây dựng nhà phố

Diện tích hạn chế, hầu hết các gia chủ đều lựa chọn giải pháp xây dựng nhà phố cao tầng để tận dụng không gian trên cao. Bởi vậy, cầu thang được coi là yếu tố không thể thiếu trong những công trình này. Để học hỏi kinh nghiệm thiết kế cầu thang khi xây dựng nhà phố hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

1. Đặt tính an toàn lên hàng đầu

Khi thiết kế cầu thang bạn cần đảm bảo kích thước, chiều cao và chiều rộng của nó sao cho hợp lý. Thông thường ở Việt Nam thì chiều rộng của thân cầu thang giao động từ 0.9m đến 1.2m. Về độ dốc của cầu thang thì còn tùy vào tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của các bậc.

- Độ cao bậc thang thường giao động từ 15 đến 18cm.

- Chiều rộng tương ứng từ 24 đến 30cm.

- Chiều cao lan can giao động từ 85 đến 90cm.

- Chiếu nghỉ cũng là nơi nghỉ chân tạm thời khi lên xuống cầu thang. Nó đòi hỏi độ rộng không được nhỏ hơn chiều rộng của cầu thang, vị trí bố trí cũng hợp lý để tiện lợi cho mọi người khi đi lại.

2. Lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với diện tích nhà phố

Xây dựng nhà phố có sự đa dạng về diện tích, bởi vậy mà thiết kế cầu thang cũng có sự khác nhau. Dựa vào diện tích của ngôi nhà mà các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu, lựa chọn kiểu cầu thang đảm bảo được sự rộng rãi, thoáng đãng cho ngôi nhà.

- Cầu thang thẳng: Có thiết kế kiểu dáng đơn giản, phù hợp với các công trình nhà phố tầng thấp.

- Cầu thang chữ L: Thiết kế kiểu cầu thang này cũng khá đơn giản, tạo cảm giác chắc chắn. Điểm đặc biệt của nó là đi được một đoạn sẽ gập 90 độ về 1 hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên cầu thang.

- Cầu thang đổi chiều: Nó cũng được xếp vào cùng loại cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Song điểm khác biệt của nó là đến một mức độ nào đó sẽ được gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên. Giải pháp này giúp tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, đồng thời cũng thích hợp bố trí ở góc nhà hay để ngăn cách giữa các khu vực.

- Cầu thang uốn cong: Tương tự như cầu thang chữ L nhưng tính thẩm mỹ của cầu thang này vượt trội hơn.

- Cầu thang xoắn ốc: Ưu điểm của loại cầu thang này là tiết kiệm diện tích, giữ cho không gian và kiến trúc được thông thoáng hơn, mang lại giá trị tạo hình cao.

3. Chất liệu cầu thang khi xây dựng nhà phố

Còn tùy theo phong cách, sở thích của mỗi gia đình mà lựa chọn chất liệu cầu thang như thế nào cho phù hợp như: Gỗ, inox, sắt, kính,…

- Cầu thang gỗ: Có ưu điểm là bền đẹp, phù hợp sử dụng cho nhiều không gian khác nhau khi xây dựng nhà phố mà không sợ bị lỗi mốt.

- Cầu thang kính cường lực: Loại cầu thang này sử dụng kính trong suốt để cấu tạo nên, giúp không gian trở nên thông thoáng và rộng mỡ hơn. Ngoài ra, kính cường lực cũng có khả năng chịu lực khá tốt, đem lại một cái nhìn đẹp mắt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tận dụng được ánh sáng lan tỏa khắp ngôi nhà.

- Cầu thang kim loại: Được chia làm nhiều loại như cầu thang sắt, cầu thang inox, cầu thang thép,… Với chất liệu này thông thường cầu thang sẽ được thiết kế theo kiểu xoắn ốc hay có tay vịn thẳng. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng với vật liệu kính để giúp mẫu cầu thang này trở nên sang trọng, ấn tượng hơn khi xây dựng nhà phố.

4. Tận dụng gầm cầu thang

Gầm cầu thang với khoảng trống khá rộng và bạn hoàn toàn có thể tận dụng nó để làm nơi chứa đồ, đặt kệ ti vi. Bên cạnh đó bạn có thể biến không gian này trở thành một góc tiểu cảnh thú vị. Một vài khóm hoa đặt trên sàn để tạo cho nhà phố của bạn sự sinh động và tràn đầy sức sống.

Những khi nghiệm trên đây giúp bạn có thể thiết kế cầu thang hiệu quả khi xây dựng nhà phố. Dĩ nhiên khi chuẩn bị xây nhà bạn còn phải quan tâm rất nhiều vấn đề, học hỏi rất nhiều kinh nghiệm khác nhau. Vậy nên đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những điều đó bạn nhé.

Lê Trinh