Kinh nghiệm thiết kế giếng trời khi xây dựng nhà phố

Giếng trời có chức năng gì? Làm thế nào để đảm bảo thiết kế giếng trời hiệu quả khi xây dựng nhà phố? Và còn rất nhiều thắc mắc khác mà mọi người quan tâm khi có ý định làm giếng trời. Bởi vậy trong bài viết này chúng tôi chia sẻ một vài thông tin hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ điều đó.

1. Chức năng của giếng trời

Giếng trời được hiểu đơn giản đó chính là khoảng không gian có phương thẳng đứng được thông từ tầng trệt cho đến mái nhà. Đây được coi là giải pháp lấy sáng tối ưu nhất, nó khắc phục được nhược điểm mà nhà phố hay gặp phải đó là thiếu sáng dù là ban ngày.

2. Vị trí và hướng của giếng trời

Khi xây dựng nhà phố giếng trời có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong ngôi nhà có thể là phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, phòng bếp, phòng tắm, sân sau,… Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là giữa nhà, ngay sảnh đối diện cầu thang vì vị trí này giúp lấy được toàn bộ ánh sáng không gian và cuối nhà, qua đó mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho các thành viên trong gia đình.

3. Kích thước giếng trời

Còn tùy vào việc xây dựng nhà phố có diện tích ra sao, nhu cầu sử dụng như thế nào mà kiến trúc sư sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được kích thước sao cho phù hợp nhất. Thông thường diện tích giếng trời nhỏ nhất có thể là 800 x 800mm, còn nếu thấp hơn kích thước này thì sẽ không thể lấy được ánh sáng đủ nếu căn nhà có diện tích cao trên 12m.

Ngoài ra việc giếng trời quá lớn cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của các vật dụng ở trong nhà, tạo tiếng vang to giữa các không gian. Cần phải nhớ rằng giếng trời cũng là diện tích được tính vào mật độ xây dựng theo quy định của khu vực nếu như xây dựng nhà phố có diện tích trên 50m2.

4. Vật liệu làm mái che

Vật liệu mái che là yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư không thể bỏ qua, bởi nó giúp cho giếng trời có thể phát huy được tối đa công dụng. Hiện nay hầu hết các nhà thầu đều ưa chuộng sử dụng vật liệu mái che là kính cường lực có độ dày 8mm và giá thành tầm 900 đến 1tr3/m2. Hoặc nếu không muốn vật liệu này thì bạn có thể cân nhắc đến tấm lấy sáng polycarrbonate, tấm mica,…

5. Chi phí xây dựng giếng trời

Đối với giếng trời thông thường sẽ nhỏ hơn 8m2 và có hệ kết cấu riêng, do đó chi phí được tính theo m2 và tính như sàn bình thường là 100%. Ngoại trừ thông tầng lửng lớn hơn 50% mưới tính hệ số 50% diện tích xây dựng. Ngoài ra, giếng trời cũng có hao phí phần thô như xây tường bao, đi thép cho hệ dầm, to trát tường.

Còn với phần hoàn thiện được bốc khối lượng theo thiết kế như ốp gạch, ốp đá, thi công đường điện, sơn nước, khung sắt bệ đỡ, hoàn thiện tấm lấy sáng,… Điều này có nghĩa rằng sau khi hoàn thành phần thô của ngôi nhà, phần mái che của giếng trời sẽ để trống chưa được thi công, khi gặp trời mưa thì có thể che tạm thời bất kỳ vật dụng nào như bạt, tôn, coffa gỗ,…

6. Trang trí khu vực giếng trời

Để trang trí giếng trời đẹp khi xây dựng nhà phố bạn cần phải xác định được 3 nơi đó là đáy giếng, diện tường và đỉnh giếng. Cũng còn tùy theo gu thẩm mỹ và sự tư vấn của kiến trúc sư mà bạn chọn phong cách trang trí nào.

Chẳng hạn, ở phần đỉnh giếng bạn có thể làm bằng khung với hoa văn họa tiết và bệ đỡ bằng sắt hay lưới ngăn côn trùng. Còn phần diện tường thì có thể ốp đá tổ ong, gạch giả gỗ, gạch bông hoa văn họa tiết,… Phần đáy giếng có thể thiết kế hòn non bộ, tiểu cảnh xanh khô và ướt hay tận dụng dời lavabo ra bên ngoài.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thiết kế giếng trời khi xây dựng nhà phố. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất nên liên hệ với https://tkxdgroup.com, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và mang đến cho bạn giải pháp hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Lê Trinh