Đối với ngôi nhà rộng lớn thì việc thiết kế và bố trí phòng vệ sinh sao cho đẹp, tiện lợi khi sử dụng là không quá khó. Song với những ngôi nhà phố diện tích hạn chế thì quả là một bài toán khó với nhiều chủ đầu tư. Do vậy để thiết kế phòng vệ sinh hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ khi xây dựng nhà phố nhỏ thì bạn nên áp dụng những mẹo sau đây.
1. Đặc điểm chung khi thiết kế phòng vệ sinh cho nhà phố nhỏ
+ Vị trí linh động: Vì diện tích nhà phố nhỏ nên vị trí đặt phòng vệ sinh cũng cần được thay đổi linh hoạt với không gian. Ngoại trừ một số điểm tối kỵ theo phong thủy như lối vào, phía trên nhà bếp, phòng ăn,… thì bạn có thể đặt phòng vệ sinh ở bất kỳ đâu miễn là thấy phù hợp.
+ Diện tích vừa đủ: Kích thước phòng vệ sinh khi xây dựng nhà phố nhỏ cũng cần phải được lưu ý, đảm bảo đủ chức năng sử dụng mà không quá chiếm diện tích. Qua đó đảm bảo sự cân bằng cho không gian ở các khu vực khác, thoải mái cho các thành viên trong gia đình khi sử dụng.
+ Thiết kế đơn giản: Vì diện tích nhà vệ sinh không lớn nên những chi tiết thiết kế bên trong không cần quá xa hoa, phức tạp, Sự đơn giản những tiện nghi, sắp xếp khoa học sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
2. Lưu ý thiết kế phòng vệ sinh khi xây dựng nhà phố nhỏ
+ Lựa chọn vị trí
Hai yếu tố quan trọng cần lưu ý khi chọn vị trí phòng vệ sinh đó là tiện nghi và sự thông thoáng. Đa phần gia chủ hay chọn đặt nó ở cuối nhà, góc nhà, phòng ngủ để tạo sự thoáng khí tự nhiên cũng như tận dụng được nhiều không gian trong ngôi nhà hơn.
Cũng có một số gia đình chọn đặt nhà vệ sinh ở không gian gầm cầu thang. Song làm như vậy sẽ khiến cho nhà vệ sinh quá chật hẹp, không đủ độ thông thoáng. Bởi vậy khi không có lựa chọn nào khác thì mới bắt buộc chủ đầu tư chọn phương án kỹ thuật này. Bên cạnh đó gia chủ cũng có thể dùng quạt thông gió để thông khí ở trong nhà vệ sinh.
Với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, nhiều gia chủ có xu hướng thiết kế phòng vệ sinh dùng chung cho các phòng. Nếu lựa chọn phương án này thì cần bố trí nó ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng, đi lại giữa các phòng. Một số vị trí nên áp dụng đó là khu vực gần hành lang, khu vực giao điểm thông giữa hai phòng.
+ Tính toán diện tích
Thông thường trong phòng vệ sinh sẽ được chia làm 3 khu vực gồm: Lavabo, bồn cầu và khu vực tắm đứng. Muốn đáp ứng được cả 3 khu vực này thì diện tích phòng vệ sinh của bạn cần phải rộng ít nhất từ 3 đến 4m2. Có như vậy các tiện ích ở trong phòng vệ sinh mới không bị chồng chéo, đảm bảo tiện nghi tối đa khi sử dụng.
+ Cấu trúc nhà vệ sinh đơn giản, tiện nghi
Cấu trúc tối giản chính là phương án thiết kế phòng vệ sinh khi xây dựng nhà phố nhỏ bạn nên áp dụng. Sự tối giản ấy được thể hiện qua yếu tố màu sắc, kiểu dáng của các món đồ nội thất và cả cách bố trí, sắp xếp không gian nhà vệ sinh,…
Chẳng hạn bạn có thể áp dụng những giải pháp đơn giản mà vẫn đảm bảo tiện ích cho phòng vệ sinh như: Đặt bồn cầu và lavabo về cùng một phía, khu vực tắm ở phía trong hay khu vực lavabo làm điểm ngăn cách giữa bồn cầu và nhà tắm. Còn màu sắc, kích thước đồ nội thất trong không gian này nên chọn loại có màu tươi sáng, kích thước vừa phải để mọi thứ trông sạch sẽ, thông thoáng hơn.
3. Mẹo thiết kế phòng vệ sinh đẹp khi xây dựng nhà phố nhỏ
+ Lựa chọn gạch ốp
Với nhà phố nhỏ bạn nên chọn gạch ốp tường, gạch ốp sàn có hoa văn đơn giản, màu sắc sáng như trắng, be, vân đá,… Không nên chọn các gam màu, hoa văn phức tạp vì sẽ tạo cảm giác rối mắt cho không nhà nhà vệ sinh.
+ Sử dụng gương
Đây là một vật dụng nội thất có khả năng mở rộng không nhà nhà vệ sinh cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có thể phản chiếu, khuếch tán ánh sáng, giúp nơi đây trở nên sáng sủa hơn.
+ Sử dụng diện tích sàn hợp lý
Vật dụng nội thất ở trên sàn cần được bố trí gọn gàng để gia tăng tính thẩm mỹ. Không để vật dụng linh tinh mà nên tận dụng các kệ trên tường, kệ lavabo, kệ bồn cầu để chứa đồ.
Những mẹo trên đây giúp bạn bố trí phòng vệ sinh hiệu quả khi xây dựng nhà phố diện tích hẹp. Đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ thú vị khác.
Lê Trinh