Việc thiết kế nhà vệ sinh cho những ngôi nhà có diện tích lớn không phải là điều quá khó khăn, tuy nhiên đối với những căn hộ có diện tích khiêm tốn thì đây lại là một bài toán không hề đơn giản. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cách thiết kế nhà vệ sinh khi xây dựng nhà phố chật hẹp như thế nào cho khoa học, tiện nghi nhất có thể nhé!
1. Những yếu tố cần lưu tâm khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà phố có diện tích khiêm tốn
Với những không gian sống có diện tích khiêm tốn, bạn sẽ cần lưu tâm đến một số yếu tố như vị trí, diện tích, phong cách thiết kế… để có được một nhà vệ sinh thực sự khoa học, hợp lý. Cụ thể:
+ Vị trí linh động: với diện tích hạn chế, bạn cần phải xác định vị trí đặt nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất. Tất nhiên, bạn nên loại trừ một số vị trí không tốt cho phong thủy như lối vào, phía trên nhà bếp, phòng ăn…, còn lại thì bạn có thể bố trí nó ở bất kỳ đâu miễn là tối ưu cho quá trình sử dụng.
+ Diện tích phù hợp: vì được thiết kế cho nhà phố có diện tích nhỏ nên nhà vệ sinh cần có kích thước vừa đủ cho mọi chức năng, để vừa có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng vừa cân bằng không gian các khu vực khác.
+ Thiết kế đơn giản: với diện tích chỉ vừa đủ để đáp ứng các chức năng cơ bản, thiết kế nhà vệ sinh cho nhà phố diện tích nhỏ nên hạn chế sự xoa hoa, phức tạp. Mặc dù vậy, tính thẩm mỹ, sự tiên nghi và các sắp xếp khoa học vẫn là những yếu tố cần được đảm bảo.
2. Mách bạn cách thiết kế nhà vệ sinh khoa học, tối ưu cho nhà phố diện tích nhỏ
Lựa chọn vị trí, tính toán diện tích, lựa chọn cấu trúc phù hợp là những bí quyết giúp thiết kế nhà vệ sinh khoa học, tối ưu khi xây dựng nhà phố có diện tích khiêm tốn.
2.1. Lựa chọn vị trí
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực, lựa chọn vị trí luôn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng nhà phố. Riêng với nhà vệ sinh, sự tiện nghi và thông thoáng chính là những điều cần đặc biệt lưu tâm trong quá trình lựa chọn.
Tốt nhất, nhà vệ sinh nên được đặt ở cuối nhà, góc nhà hoặc trong phòng ngủ để vừa có được sự thoáng khí tự nhiên, vừa có thể tận dụng một cách tốt nhất không gian của ngôi nhà.
Cần lưu ý rằng, cũng có không ít gia đình quyết định tận dụng không gian ở gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh, mặc dù vậy lựa chọn này là quá chật hẹp và không đủ độ thông thoáng, từ đó sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Vậy nên, lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên chọn phương án này khi không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
2.2. Tính toán diện tích
Một nhà vệ sinh tiêu chuẩn sẽ có 3 khu vực chính bao gồm lavabo, bồn cầu và khu vực tắm đứng. Dựa trên kinh nghiệm và quá trình sử dụng thực tế, độ rộng tối thiểu nếu muốn đảm bảo không gian sử dụng cho cả 3 phải đạt từ 3 – 4 mét vuông. Khi đó, các khu vực sẽ không bị chồng chéo lên nhau và có được sự tiện nghi tối đa khi sử dụng.
2.3. Cấu trúc nhà vệ sinh
Với một ngôi nhà có diện tích quá khiêm tốn, không nên sử dụng cấu trúc quá phức tạp mà hãy lựa chọn phương án tối giản từ màu sắc, kiểu dáng các vật dụng cho đến cách bài trí, sắp xếp cho toàn bộ không gian. Thông thường, cách sắp xếp tốt nhất được các chuyên gia khuyên chọn chính là đặt bồn cầu và lavabo về một phía, khu vực tắm ở phía trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đặt lavabo trở thành điểm ngăn cách giữa bồn cầu và nhà tắm.
Trên đây là một vài bí quyết thiết kế nhà vệ sinh khoa học, hợp lý và tiện nghi khi xây dựng nhà phố có diện tích khiêm tốn, hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Nếu bạn cần thêm những ý tưởng xây dựng khác, hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi bạn nhé!
Lê Trinh